MẸO XỬ LÝ NƯỚC AO TÔM BỊ NHỚT

Xử lý nước ao tôm bị nhớt là một công việc gần như hàng ngày đối với những người nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên không phải ai cũng xử lý nước ao đúng cách để giúp tôm nuôi luôn khỏe mạnh.

Ao nuôi tôm lót bạt có đặc điểm gì?

Quản lý chất lượng ao nước dễ dàng hơn vì không có sự tiếp xúc giữa bờ ao và đất đáy. Đặc biệt, phương pháp này giúp giảm lượng phèn và không làm mất đi độ pH nếu gặp trời mưa lớn. Đối với một số khu vực thường xảy ra tình trạng xâm nhập mặn, dùng bạt lót ao nuôi tôm sẽ ngăn chặn nước bị nhiễm mặn, sự thất thoát nước được kiểm soát tối đa. 

Hình 1: Ao nuôi tôm lót bạt có đặc điểm gì?

Đồng thời, sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng cũng hạn chế nhờ sự trơn cứng của bạt, từ đó làm giảm việc tích tụ mầm bệnh.

Tiết kiệm thời gian làm sạch đáy ao, chỉ còn 4-8 ngày so với 45 ngày như nuôi ao thông thường. Mỗi năm có thể tăng lên số vụ nuôi trồng và cho năng suất cao hơn. Ở giữa nền đáy, người ta tạo một hố siphon dễ dàng để không tích tụ khí độc và chất thải, loại bỏ chất lơ lửng tối đa gây bệnh cho tôm.

Hơn nữa, lớp bạt lót còn có tác dụng ngăn chặn xói mòn bờ ao do dòng nước tạo ra từ quạt hay sóng. Tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo trì ao. Dễ lắp đặt hệ thống oxy đối với ao bạt, giúp nông dân tận dụng 1 đơn vị diện tích để thả mật độ tôm cao hơn. Khi đáy ao sạch, xử lý nước ao tôm bị nhớt đúng cách, thời gian thu hoạch tôm nhanh hơn, tôm sạch, không lấm bùn và cho giá tốt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến nước ao tôm bị nhớt

Trước tiên, bạn cần biết lý do vì sao nước ao tôm thường xuất hiện tình trạng bị nhớt. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này như sau:

  • Thức ăn của tôm có chứa đạn và bị hòa tan trong nước gây ra những lớp màng nhầy trên bạt ao. Ngoài ra, các loại dinh dưỡng, chất hữu cơ, nhớt tôm lột,… thuốc cũng có thể dẫn tới việc tạo chất nhầy trên bạt.

 

Hình 2: Nguyên nhân dẫn đến nước ao tôm bị nhớt
  • Lớp nhầy ở bạt trở thành nguyên nhân sinh sôi và phát triển của rong tảo, nấm, vi khuẩn. Nếu tôm tiếp xúc hoặc ăn chất dịch này khiến tôm bị nhiễm khuẩn đường ruột và gia tăng nhanh chóng vi khuẩn trong ao. Từ đó, tôm gặp nhiều vấn đề nguy hiểm. Vậy nên ao bạt luôn cần phải xử lý sạch sẽ.

Tại sao cần xử lý nước ao tôm bị nhớt?

Ao tôm xuất hiện nhớt bạt sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe tôm. Vì đây là điều kiện tốt cho nấm và các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nếu không xử lý nước ao tôm bị nhớt kịp thời sẽ khiến tôm gặp nhiều tác hại nguy hiểm:

  • Tôm sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột như bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Điều kiện kỵ khí hình thành khi xuất hiện nhớt bạt, từ đó trong ao nuôi sẽ sản sinh một loại khí độc gây hại cho tôm.
  • Rong tảo cũng phát triển mạnh mẽ nếu xuất hiện nhớt bạt. Sự cân bằng của nước ao bị phá vỡ, nguồn oxy từ đó cũng bị cạn kiệt khi tảo dần lớn lên.
  • Ngoài ra, người nuôi trồng tôm cũng gặp không ít khó khăn do nhớt bạt gây ra. Chi phí xử lý nước ao tôm cao gây tốn kém.

Cách phòng tránh tình trạng nhớt nước ao tôm

  • Luôn luôn giữ độ trong của nước và mực nước ở mức ổn định, đảm bảo ánh sáng không thể xuyên xuống đáy ao.
  • Gây màu nước ao trước khi thả nuôi. Bên cạnh đó, nên tạo ra nhiều nguồn thức ăn tự nhiên trong thời gian nuôi trồng.
  • Lượng thức ăn cho tôm cần điều chỉnh và cân đối cho phù hợp, tránh tình trạng bị dư thừa thức ăn.
  • Thường xuyên xử lý môi trường và bổ sung dưỡng chất, các acid amin  cho tôm nhằm tăng cường sức khỏe tôm. Từ đó tôm có đề kháng tốt để chống lại tác hại nguy hiểm từ nhớt bạt gây ra.

 

Hình 3: Cách phòng tránh tình trạng nhớt nước ao tôm

Kinh nghiệm xử lý nước ao tôm bị nhớt

Có rất nhiều cách để bạn xử lý nước ao tôm bị nhớt, người nông dân có thể áp dụng một trong những cách xử lý dưới đây tùy vào nhu cầu.

Làm giảm bớt bạt bằng cách sử dụng men vi sinh tự nhiên

Phương pháp này hiện nay được nhiều người nuôi trồng lựa chọn sử dụng. Bởi hiệu quả chúng mang lại cao mà tiết kiệm chi phí và không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi chọn men vi sinh, cần chọn loại men chất lượng để đảm bảo hiệu quả.

Phương pháp chà thủ công

Đối với cách này gây tốn nhiều công sức, chi phí, mất thời gian và không đem tới hiệu quả cao.

Hình 4: Kinh nghiệm xử lý nước ao tôm bị nhớt