Ngành nuôi tôm đang đối mặt với một thách thức lớn: tôm chậm lớn do nhiễm vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei). Bệnh này không gây chết ngay lập tức nhưng lại âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng và năng suất vụ nuôi. Nhiều hộ nuôi phải kéo dài thời gian thu hoạch, chi phí thức ăn đội lên nhưng sản lượng không đạt kỳ vọng, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.
-
Nguyên nhân khiến tôm nhiễm EHP và chậm lớn
- Nguồn giống nhiễm bệnh: Tôm giống mang mầm bệnh từ trại sản xuất không đạt tiêu chuẩn.
- Môi trường ao nuôi kém chất lượng: Ao nuôi nhiều bùn đáy, chất hữu cơ tích tụ tạo điều kiện cho vi bào tử trùng phát triển.
- Hệ tiêu hóa suy yếu: Tôm thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém dễ bị vi khuẩn và vi bào tử trùng tấn công.
-
Biểu hiện của tôm nhiễm EHP
- Tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều.
- Ăn ít, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao.
- Phân tôm có màu trắng, ruột rỗng, gan tụy teo nhỏ.
- Nguồn gốc của EHP: EHP được phát hiện và xác định lần đầu tiên trên tôm Sú năm 2004 tại Thái Lan đến năm 2010 được ghi nhận xuất hiện trong tôm bị hội chứng phân trắng ở Việt Nam. Khi ao tôm nhiễm EHP sẽ gây thiệt hại chi phí thức ăn, làm mất giá trị tôm thương phẩm và tốn kém chi phí cải tạo cho vụ nuôi mới.EHP có thể xuất phát từ trại tôm giống hoặc ao nuôi có chứa mầm bệnh trước đó, bên cạnh đó EHP rất khó để tiêu diệt bằng các biện pháp thông thường do chúng được bao bọc bởi 3 lớp gồm ngoại bào tử, nội bào tử và màng sinh chất.Vì vậy việc phòng bệnh chủ động được xem là rất cần thiết, Việt Mỹ xin chia sẽ một số biện pháp chủ động phòng EHP nhiễm trên tôm nuôi
- Biện pháp chủ động phòng bệnh EHP trên tôm
Phòng bệnh trong trại tôm giốngTôm bố, mẹ sạch bệnh và không nhiễm EHP: trước khi đưa vào cho sinh sản phải kiểm tra tôm bố mẹ, mẫu phân được kiểm tra bằng phướng pháp nested PCR, nếu âm tính mới sử dụng.Không sử dụng động vật sống (ví dụ như: giun nhiểu tơ sống, nghêu, sò,..) để làm thức ăn cho tôm bố, mẹ. Nếu sử dụng động vật tươi sống làm thức ăn cho tôm cần:
- Nên đông lạnh trước khi cho tôm ăn.
- Sau khi đông lạnh phải sấy nhiệt độ 70oC trong 10 phút để diệt các loại virus và các mầm bệnh khác
- Hoặc sau khi đông lạnh, chiếu xạ tia gramma để diệt mầm bệnh.
Vệ sinh dụng cụ thiết bị trại giống với NaOH 2.5% sau đó rửa sạch và để khô trong 7 ngày, tiếp tục khử trùng bằng Chlorine 200 ppm ở pH < 4.5.
Phòng bệnh trong nuôi tôm thương phẩm:
+ Cải tạo ao nuôi:
- Dọn sạch bùn bã trong ao.
- Phơi ao cho khô (10-15 ngày).
- Cày xới sâu khoảng 10-12 cm.
- Bón vôi CaO khắp đáy ao với liều 6 tấn/ha.
- Sau đó, phơi ao thêm 1 tuần trước khi lấy nước.
- Sau khi dùng vôi CaO, pH đất sẽ tăng lên rất cao (có khi >12), sau vài ngày pH sẽ trở lại bình thường khi nó hấp thu CO2và trở thành dạng CaCO3.
+ Vệ sinh thiết bị dụng cụ trong quá trình nuôi : bằng thuốc tím 40 ppm trong vòng 15 phút
+ Lựa chọn con giống khỏe mạnh tại cơ sở uy tín – chất lượng : kiểm tra âm tính với mầm bệnh EHP trước khi thả.
+ Tăng sức đề kháng cho tôm: Trong quá trình nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng hoạt chất Beta glucan, bảo vệ tôm, giảm thiệt hại trước các mầm bệnh xâm nhập.
Trường hợp phát hiện tôm bị nhiễm EHP nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm bà con có thể tiến hành thu hoạch ngay để cải thiện điều kiện kinh tế