CHẾ PHẨM VI SINH CHO CHĂN NUÔI – EM GỐC

Giới thiệu về chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi – EM GỐC 

  • Chế phẩm vi sinh EM GỐC giúp kích thích tiêu hóa, giúp heo tăng trọng nhanh, giảm mùi hôi của phân chuồng. Giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất thu hoạch.
  • Dạng dung dịch lỏng, màu vàng nâu

Thành phần:

Tổng số vi sinh vật có lợi 10CFU/ml (các nhóm vi khuẩn có lợi cho đường ruột: Bacillus spp, vi khuẩn Lactobacillus spp, vi khuẩn quang dưỡng Rhodopseudomonas palustrisRhodobacter johrii, Nấm men Sacharomyces sp).

Công dụng:

  • Kích thích tiêu hóa, giúp heo tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn.
  • Tăng khả năng cạnh tranh và ức chế các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột cho gia súc, gia cầm.
  • Giảm các chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy, nâng cao khả năng hấp thụ các dưỡng chất, giảm mùi hôi của phân chuồng.
  • Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất thu hoạch.

Dùng chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM ANI làm đệm lót sinh học                                                  Dùng chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM làm đệm lót sinh học

Cách sử dụng

  • Trộn 1 – 5L Chế phẩm vi sinh EM trong 1.000 kg thức ăn.
  • Pha với nước sạch 1-2L chế phẩm EM  cho 100-200 con heo, hay 500-1000 con gia cầm uống hàng ngày
  • Dùng 5L-10L pha với 100L nước sạch tráng nền, vệ sinh chuồng trại.
  • Làm đệm lót sinh học.
  • Lắc đều can chứa sản phẩm trước khi sử dụng
  • Tùy theo trọng lượng và độ tuổi của heo bà con gia giảm để tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng.

Sản xuất EM thứ cấp để vệ sinh chuồng trại để giảm mùi phân chuồng, nước thải và ruồi nhặng.

Dùng chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM ANI để xử lý chuồng trại                                                      Dùng chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM để xử lý chuồng trại

Hướng dẫn sản xuất EM thứ cấp:

Trước tiên hòa tan 1,5kg rỉ đường với 5 lít nước sạch cho vào thùng nhựa 30 lít, cho 20 lít nước sạch vào hỗn hợp trên và bổ sung 1 lít chế phẩm vi sinh EM lắc đều, thêm nước sạch đến miệng thùng, đậy hở nắp hoặc dùng bao nylon chụp hờ lên miệng can nhựa để tránh nhiễm vi sinh vật lạ, ruồi, côn trùng mà vẫn đảm bảo quá trình lên men. Để trong thời gian từ 7-10 ngày, khi đo thấy độ pH < 4,0. Mùi vị thơm, chua nhẹ là sử dụng được. Sản phẩm sau khi tăng sinh sử dụng trong vòng 15 ngày là tốt nhất để đảm bảo chất lượng và tiết kiêm chi phí.

Cách sử dụng:

  • Sau khi rửa nền chuồng bà con pha 1L EM thứ cấp với nước sạch tạt đều lên 100-200m2 nền chuồng trại.
  • Một ngày sử dụng 1-2 lần tùy vào lượng gia súc gia cầm, và độ tuổi mà bà con tăng lượng chế phẩm sử dụng để đạt hiệu quả và tiết kiệm chi phí
  • Lắc đều can chứa sản phẩm trước khi sử dụng
  • Dùng làm đệm lót sinh học

Dùng chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM ANI để xử lý chuồng trại                                                              Dùng chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM để xử lý chuồng trại

Đệm lót sinh học:

Tác dụng của đệm lót sinh học trong chăn nuôi:

  • Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm.
  • Sẽ không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn.

Dùng chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM  làm đệm lót sinh học

  • Nguyên liệu để làm là các nguồn chất xơ, mùn cưa, trấu, thân cây ngô…., dễ kiếm, rẻ tiền.
  • Giảm tỉ lệ mắc bệnh, tăng chất lượng của gia súc, gia cầm.
  • Giảm hệ số FCR – Hệ số chuyển hóa thức ăn. Giảm chi phí, tăng thu nhập kinh tế cho người chăn nuôi.

Kết cấu chuồng trại:

  • Chuồng, trại phải thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
  • Diện tích chuồng: tùy thuộc quy mô nuôi, tối thiểu khoảng 15-20m2, phải đảm bảo tối thiểu là 1,5m2 đệm lót/con, tốt nhất từ 1,8-2m2 đệm lót/con.
  • Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau, để giúp lợn tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men.
  • Máng ăn cao hơn mặt đệm lót khoảng 20cm, để tránh chất độn rơi vào thức ăn.
  • Cần có máng dưới vòi nước tự động, để tránh nước chảy vào đệm lót.
  • Nguyên liệu làm đệm lót: Trấu, mùn cưa, vỏ lạc, lõi ngô,.. Độ dày đệm lót từ 60 – 70cm (độ dày của đệm lót thường giảm thấp, do bị nén khi lên men nên lúc mới làm cần tăng thêm 20%) cho 20m² chuồng trại.

Yêu cầu kỹ thuật:

  • Phải bảo đảm độ ẩm của đệm lót khoảng 30%
  • Đệm lót có tơi xốp thì sự tiêu hủy phân mới nhanh. Vì vậy hàng ngày phải chú ý xới tơi đệm lót
  • Phân phải được vùi sâu 15 cm, nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải nhanh chóng rải đều và vùi lấp.
  • Để đảm bảo cho tầng trên đệm lót không khô và ẩm quá cần chú ý phun ẩm bằng vòi phun (như mưa phùn).

Bảo quản

  • Để Chế phẩm vi sinh EM  nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.