BÍ QUYẾT XỬ LÝ PHÈN TRONG AO ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ

Quá trình cải tạo ao nuôi đầu vụ:

  • Bón vôi 100-150kg cho 1.000m3 (tùy theo người nuôi). Mục đích của việc bón vôi là để lót đáy, tạo hệ đệm, nén phèn, kim loại nặng xuống đáy, giảm đi độ chua của đất, nâng pH đáy ao.
  • Trước khi thả tôm giống 2 – 3 ngày: Đánh EDTA 2-5kg/1.000m3 để lắng kim loại nặng, lắng phèn xuống đáy ao.
  • 24 tiếng sau đánh Men vi sinh Em gốc đã ủ với mật đường – tạm gọi là EM 1 với liều dùng: 1 lít/1000m3 giúp xử lý phân hủy lượng phèn trong ao.

Hướng dẫn cách ủ men vi sinh nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú

 Lưu ý: đánh men vi sinh khử phèn vào buổi trưa nắng gắt để tăng hiệu quả sử dụng

Trong quá trình nuôi:

  • Sau khi thả tôm giống được 3 ngày bà con tiến hành đánh lại vi sinh xử lý EM 1
  • Định kỳ trong quá trình nuôi (7-10 ngày/1 lần): đánh 1 lít EM 1/ 1.000m3 giúp phân hủy xử lý phèn trong ao nuôi, giúp tôm không bị vàng chân, vàng mang, gan tôm khỏe mạnh, phát triển tốt.

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

Lưu ý: Giai đoạn nuôi 30 ngày đầu không để hàm lượng phèn vượt mức 0.1mg/l sẽ ảnh hưởng làm giảm chức năng gan của tôm, tôm bị vàng chân, vàng mang.

  • Đồng thời trong quá trình nuôi cần kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh EM gốc  giúp xử lý môi trường nước, ổn định duy trì màu nước, phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa tăng cường vi sinh có lợi cho ao nuôi. Với liều dùng 1 lít vi sinh EM  gốc/1000m3 hoặc 5 lít EM thứ cấp (EM2 ủ từ EM gốc)/1000m3, định kỳ 5 -7 ngày/lần. Giai đoạn nuôi sau 30 ngày tăng liều lượng sử dụng 10-15 lít/1000m3, định kỳ 3-4 ngày/lần.

Nguồn: “sưu tầm”