BỆNH TRÊN CÁ NƯỚC NGỌT, BỆNH ĐỐM ĐỎ ĐƯỜNG RUỘT TRÊN CÁ NƯỚC NGỌT

Trong nuôi cá nước ngọt trên quy mô công nghiệp bà con thường mắc phải các bệnh trên cá như: bệnh lở loét ở cá nước ngọt, bệnh nấm thủy mi ở cá cá nước ngọtbệnh trùng quả dưa trên cá nước ngọtbệnh trùng bánh xe ở cá nước ngọt, bệnh trùng mỏ neo ở cá nước ngọt, bệnh thối mang ở cá nước ngọt, bệnh đen đầu ở cá nước ngọt, bệnh nấm mang ở cá nước ngọt, bệnh xuất huyết do virus ở cá nước ngọt… Nhưng một trong những bệnh thường gặp ở cá nước ngọt và cũng gây hậu quả rất lớn cho đàn cá của bà con là bệnh đốm đỏ ở cá do vi khuẩn 

1. Dấu hiệu bệnh đốm đỏ

– Đầu tiên cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vẩy bong ra, da màu tối xẫm, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, các đốm đỏ ăn sâu vào cơ, cá có mùi tanh đặc trưng.

– Dấu hiệu bên trong: ruột có thể chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử thối nát, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn hôi thối (còn gọi là bệnh viêm ruột). Gan tái nhợt, mật đen thẫm, thận nhũn.

Phòng bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bệnh đốm đỏ (viêm ruột ) ở cá nước ngọt

2. Tác nhân gây bệnh đốm đỏ

– Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbria. Các vi khuẩn Aeromonas di động đều phân lập được từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A.hydrophila. Ngoài ra có thể gặp vi khuẩn gram âm Pseudomonas fluorescens hoặc proteus rettgeri. Bệnh đốm đỏ gọi là bệnh viêm ruột ở cá vì khi bệnh phát sinh làm ruột hoại tử thối nát mùi rất tanh

3. Phân bố và lan truyền bệnh đốm đỏ

– Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa xuân từ tháng 1-4 âm lịch và mùa thu 7-9 âm lịch ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.

– Bệnh đốm đỏ có điều kiện nhất định, môi trường nước và thức ăn không sạch, cá bị sốc sẽ gây bệnh cho cá.

4. Phòng và trị bệnh đốm đỏ

– Phòng bệnh:

Đảm bảo môi trường sạch không bị ô nhiễm hữu cơ, cá không bị sốc. Vào mùa bệnh 2 lần/tháng dùng một trong những loại thuốc sau: Gentacine…kết hợp Vitamin C trộn vào thức ăn cho ăn liên tục trong 3-5 ngày. Sử dụng thuốc 1 lần/tháng vào mùa không bệnh. Dùng sản phẩm BKC,  Iodine mỗi tháng 1-2 lần

– Trị bệnh:

+ Cá giống tắm bằng Streptomycine, KMnO4, BKC, Iodine trong 30 phút, tuỳ vào phản ứng của cá mà có thể giảm thời gian tắm.

+ Cá thịt dùng một trong những loại thuốc sau :Gentacine, kết hợp Vitamin C trộn vào thức ăn cho ăn liên tục trong 5–7 ngày. Kết hợp dùng các sản phẩm, BKC, Iodine để sát trùng khử khuẩn ao nuôi, khi đã xảy ra dịch bệnh tốt nhất không nên thay nước và nếu có thay cũng chỉ thay 20-30 cm nước tránh cá bị sốc do thay đổi môi trường nước.

Ngoài bệnh đốm đỏ ở cá nước ngọt còn gặp một số bệnh thường gặp như: bệnh lở loét ở cá nước ngọt, bệnh nấm thủy mi ở cá cá nước ngọt, bệnh trùng mỏ neo ở cá, bệnh thối mang ở cá nước ngọt, bệnh đen đầu ở cá nước ngọt, bệnh nấm mang ở cá nước ngọt, bệnh cụt vây ở cá nước ngọt và còn một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt đến với bà con sẽ được chúng tôi tư vấn phòng, điều trị và chữa các bệnh ở cá nước ngọt đạt hiệu quả cao 

 

Nguồn: sưu tầm