Độ pH trong ao nuôi tôm thấp hoặc cao hơn ngưỡng tiêu chuẩn luôn là vấn đề khiến nhiều anh em nuôi trồng thủy sản đau đầu, cân não. Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của tôm. Vậy làm thể nào để tăng, giảm pH trong ao nuôi.
Trong nuôi tôm, chỉ số pH là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Khi độ pH tăng, gây ra nhiều tác hại trên con tôm, khiến tôm yếu, chậm phát triển. Hãy cùng maydochuyendung tìm cách hạ pH trong ao nuôi tôm trong bài viết dưới này nhé!
1. Độ pH trong ao nuôi tôm bao nhiêu là lý tưởng?
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, pH nước thay đổi là nguyên nhân dẫn đến các thay đổi lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của tôm. Độ pH lý tưởng nhất cho tôm dao động trong khoảng từ 7,5 – 8,5 và tốt nhất nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,3.
2. Nguyên nhân khiến pH ao tôm tăng cao
Do nhiều yếu tố khách quan mà độ pH trong ao nuôi có thể thay đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của tôm. Độ pH của tôm tăng cao vào những yếu tố như:
- Tính chất nền đất: Đất phèn là nguyên làm cho pH trong nước xuống thấp. Hoặc ngay cả khi trời mưa nhiều cũng là yếu tố khiến cho pH trong ao nuôi tôm bị giảm.
- Tảo và sinh vật trong ao nuôi tôm: Nếu tảo trong ao nuôi tôm quá nhiều sẽ khiến pH có những biến động lớn trong ngày. Ban ngày, bạn sẽ thấy pH tăng cao là do quá trình quang hợp của tảo và độ pH giảm khi tảo tàn.
Để có thể làm giảm độ pH trong ao nuôi tôm, bà con cần làm tốt khâu quản lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi. Đặc biệt chú trọng đến quá trình phát triển của tảo.
3. Cách hạ pH trong ao nuôi tôm đơn giản, hiệu quả
- Nồng độ pH trong ao nuôi tôm quá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm, làm giảm năng suất thu hoạch. Chính vì thế việc giảm pH là yếu tố nên được bà con quan tâm hàng đầu.
- Nếu pH > 8,3 vào buổi sáng, bà con có thể dùng mật đường với liệu lượng 0,3 kg/1000m2. Đây có thể là cách hạ pH trong ao nuôi tôm hiệu quả và không ảnh hưởng đến môi trường.
Nếu tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ sẽ làm độ pH trong nước ao cũng biến động theo do quá trình quang hợp của tảo. Gặp trường hợp này, để giảm độ pH trong ao nuôi, bạn nên sử dụng formol với liều lượng 3-4 ml/m3 phun đều quanh ao để giảm mật độ tảo. Thông quá cách này, độ pH trong ao nuôi sẽ được giảm.
- Cách 1: Đánh mật đường 2-3kg/1.000m3
- Cách 2: 1kg đường cát/1.000m3
- Cách 3: 1 lít giấm công nghiệp/1.000m3
Vài giờ sau pH sẽ giảm từ từ, kiểm tra lại pH, nếu chưa đạt thì đánh thêm 1 lần nữa. Kiểm tra theo dõi hạ pH ở mức thích hợp cho ao nuôi.
4. Cách tăng pH trong ao nuôi
Nếu pH xuống thấp cần tạt vôi bột CaCO3 hoặc NaHCO3 với liều lượng 20-30 kg/1.000m3 nước vào buổi tối để tăng pH. Không nên dùng CaO hoặc Ca(OH)2 vì pH sẽ tăng rất nhanh khó kiểm soát, gây hại cho tôm.
Lưu ý: Trước khi cấp nước để thả nuôi tôm, bạn nên dùng vôi sống hoặc vôi tôi để cải tạo đáy ao để ổn định độ pH với liều lượng 0,5 -10kg /1000m2 vào thời điểm từ 21-24 giờ. Bạn nên kiểm tra độ pH trong ao nuôi thủy sản ít nhất 2 lần/ngày để sớm phát hiện và điều chỉnh để không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm.